Làm thế nào để loại bỏ vết bẩn, mùi hôi khỏi cũi cho bé?

Chăm sóc em bé sơ sinh là một kỳ công. Bên cạnh việc chăm bé ăn, cho bé ngủ. Thì làm sạch vết bẩn, loại bỏ mùi hôi khỏi cũi cho bé cũng là một công việc nan giải. Nhất là những vết bẩn như nước tiểu, mồ hôi, phân, thức ăn dễ bám mùi. Khiến cho khu vực ngủ của bé cũng như toàn căn phòng sơ sinh trở nên có mùi khó chịu.  

Baby’s Wooden World hiểu được những nỗi khổ của các bố mẹ có con nhỏ. Chúng tôi ở đây để giúp cho bạn. Các hướng dẫn dưới đây sẽ chỉ bạn các bước loại bỏ vết bẩn (nhất là vết nước tiểu của bé) khỏi cũi cho bé. Cũng như giúp loại bỏ mùi hôi ra khỏi khu vực nằm ngủ của trẻ. Trả lại một khu vực an toàn, sạch sẽ, thoải mái để bé luôn yên giấc. Giúp cho bố mẹ có thể nghỉ ngơi một cách trọn vẹn vào ban đêm.

Phần 1: Làm sạch với nước và xà bông/chất tẩy rửa

Bước 1: Xác định vị trí vết bẩn  

Trước hết, bạn hãy tiến đến khu vực cũi nằm của con bạn. Tìm xem trên nệm và xung quanh cũi có những vết bẩn nào. Nếu là vết nước tiểu, chúng sẽ hiện một vệt ố vàng hoặc một chỗ tối trên nệm của bé. Bạn có thể dùng tay để sờ trên bề mặt nệm xem khu vực nào ẩm ướt là biết ngay.

Bước 2: Làm sạch bằng xà bông

Sau khi xác định được vị trí vết bẩn, bạn sẽ tiến hành vệ sinh làm sạch. Lấy một khăn sạch, ẩm và cho vào ít xà bông. Hoặc cho vào khăn một ít nước tẩy rửa làm từ nguyên liệu hữu cơ hoặc hóa chất an toàn cho bé. Sau đó lau đi lau lại trên bề mặt nệm và cũi cho bé. Những nơi mà bị dính vết bẩn nên lau kỹ một chút.

Trong quá trình lau chùi, bạn có thể đặt xà phòng lên trực tiếp vết bẩn. Hoặc lên trên khăn rồi tiến hành chà nhẹ. Có thể dùng chất tẩy rửa hay xà phòng có mùi thơm. Hoặc bạn có thể cho vào khăn chút chanh hay tinh dầu thơm. Để mùi thơm lan tỏa xung quanh khu vực cũi của bé.

Bước 3: Lau sạch bằng khăn ướt

Sau đó, bạn lấy một khăn sạch khác và làm ướt chiếc khăn. Rồi tiến hành lau đi lau lại nhiều lần trên vết bẩn đã chùi rửa. Công đoạn này có thể giữ trong 10 giây đến 30 giây. Để vết bẩn trên cũi hay nệm của bé hoàn toàn biến mất. Tiếp đến bạn để khô hoặc dùng khăn khô lau trong 20 phút.

Cuối cùng có thể dùng xịt phòng em bé xịt xung quanh nệm và cũi cho bé. Để mùi hôi không còn bám trên khu vực ngủ của bé. Trong thời gian chờ nệm khô thì bạn có thể lót vào một chiếc nệm dự phòng khác. Nhớ là bọc thêm ga giường cho sạch sẽ. Lần sau, nếu bạn không muốn trường hợp này xảy ra. Có thể mua ga chống thấm nước cho bé.

Phần 2: Làm sạch với Baking Soda

Bước 1: Sử dụng khăn ướt

Sử dụng khăn ướt đã nhúng nước, vắt nhẹ sau đó lau nhẹ nhàng quanh chỗ vết bẩn trên nệm hay cũi của bé. Mục đích là làm cho khu vực vết bẩn trở nên ẩm hơn. Lưu ý là lau nhẹ nhàng để làm sạch sơ chỗ vết vẩn và không được làm cho khu vực vết bẩn quá ướt. Bạn cũng dùng khăn ướt lau khô cũi cho bé. Chú ý lau các ngóc ngách và không nên để cũi bị ướt.

Bước 2: Dùng Baking Soda

Tiếp theo bạn lấy nệm ra, để cho cũi khô tự nhiên. Sau đó thì rắc một lớp baking soda dày lên nệm, ngay chỗ khu vực có vết bẩn. Sau đó để yên trong vài giờ hoặc nếu muốn khử hết mùi hôi và loại bỏ hoàn toàn vết bẩn. Có thể để baking soda trên nệm qua đêm. Trong thời gian chờ nệm được sạch, bạn nhớ dùng một tấm nệm khác để lót vào cũi cho bé để bé có chỗ ngủ nhé.

Bước 3: Hút bụi

Sau khi qua 1 đêm, bạn sẽ tiến hành dùng máy hút bụi hút bụi bẩn khỏi chiếc nệm đã rắc baking soda. Có thể dùng máy hút bụi hút những ngóc ngách của cũi cho bé. Để đảm bảo rằng chúng hoàn toàn sạch sẽ và không còn mùi. Sau đó bạn có thể tiến hành đem phơi nệm ngoài nắng. Sau vài giờ có thể đem nệm vào cho bé sử dụng. Hoặc đem bảo quản.

Lời khuyên

  • Nên vệ sinh cũi cho bé 1 tuần 1 lần hoặc ít nhất 2 lần mỗi tháng
  • Khi nệm dính vết bẩn, ngay lập tức vệ sinh để tránh vết bẩn thấm khắp nơi, gây ố và khó làm sạch sau này. Cũng như là chúng có thể gây ra mùi hôi khó chịu trong thời gian dài.
  • Nên sử dụng ga chống thấm cho bé để ngăn nước tiểu, phân, nước, thức ăn dính lên nệm
  • Không đặt tã dơ hay những đồ vật bẩn gần khu vực nôi cũi của bé
  • Không đặt cũi cho bé dưới máy lạnh, gần quạt máy để tránh gây ra mùi hôi khắp căn phòng nếu cũi bị dính bẩn
  • Thường xuyên dọn dẹp phòng ốc của bé, không để bụi, vi khuẩn, vi trùng sinh sôi có thể gây hại cho bé
  • Để bảo quản cũi và nệm tốt hơn, tránh đặt gần khu vực cửa sổ, nơi có ánh sáng gắt. Vì cũi đa phần làm bằng cũi gỗ, có thể gây hư hại cấu trúc bên trong của cũi.
  • Thường xuyên thay tã và thay ga giường cho bé. Giặt ga giường thường xuyên để bé luôn có ga giường để thay.
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *