Hướng dẫn làm sạch và bảo trì giường ngủ 2 tầng cho bé

Giường ngủ 2 tầng cho bé cũng như những món đồ dùng khác. Dù đẹp, độc đáo, tiện lợi, giá rẻ hay hàng cao cấp đều cũng cần làm sạch và bảo trì. Có như thế bé mới sử dụng lâu dài, an toàn. Và bố mẹ thì không lo tốn tiền mua nội thất mới. Ít nhất là dùng được từ 4-5 năm. Bạn nên đọc bài viết sau để biết cách làm sạch, bảo dưỡng món đồ nội thất tiện lợi này nhé.

Thông thường, giường ngủ 2 tầng cho bé ít được coi là niềm tự hào của nghề thủ công bằng gỗ. Và kết quả là thường có rất ít sự chú ý dành cho việc làm sạch và bảo trì chúng. Tuy nhiên, một số sáng tạo phức tạp ngày nay đã thách thức quan điểm đó. Nên giường tầng trẻ em xứng đáng được tôn vinh và chú ý. Vì chúng có độ khó khi chế tác thủ công. Cũng như là có nhiều sản phẩm đắt tiền hơn cả nội thất người lớn.

Bằng cách tuân theo một số quy tắc cơ bản về bảo trì giường 2 tầng cho bé. Bạn sẽ đảm bảo rằng giường tầng của bé lúc nào cũng như mới, sạch đẹp và an toàn. Khách đến chơi và mọi người cũng sẽ đánh giá cao giá trị của nó. Chúng sẽ phục vụ con bạn trong nhiều năm tới. Dưới đây là ba yếu tố làm giảm tuổi thọ và làm dơ bẩn giường của bé. Chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn cách làm sạch cũng như bảo trì khi giường ngủ 2 tầng chịu ảnh hưởng của chúng.

Bụi bặm

Bụi bặm làm giường tầng trẻ em bị mài mòn. Khiến cho bề mặt gỗ trở nên thô ráp, xỉn màu và không còn trơn nhẵn như trước. Bụi bặm cũng có thể tích lũy trong những vết chạm khắc, vết nứt và rãnh. Làm cho gỗ trông tối và không hấp dẫn.

Các chuyên gia đều đồng ý rằng cách thích hợp để làm sạch nó là sử dụng một miếng vải sạch. Có thể lau bề mặt giường tầng bằng bông mềm, không xơ. Chẳng hạn như áo phông cũ, tã, vải, miếng vải flannel. Lưu ý là không nên chọn áo quần có nút, dây kéo. Hoặc bất cứ thứ gì có thể làm xước bề mặt đồ nội thất. Vải phải được làm ẩm bằng nước hoặc chất tẩy rửa. Nhưng chỉ đủ để làm sạch bụi thôi nhé.

Đừng để lại trên bề mặt giường ngủ 2 tầng của bé bất kỳ chất tẩy rửa nào. Như thế sẽ rất nguy hiểm vì hóa chất tẩy rửa rất độc hại và dễ đi vào không khí. Dính vào tay chân  hay hít phải rất nguy hiểm. Tốt nhất là lau đi lau lại bằng nước sạch. Sau đó lau cho khô. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vải khác để loại bỏ độ ẩm dư thừa. Không nên quét bụi bằng vải khô. Nó sẽ không thực sự loại bỏ bụi và cũng sẽ làm giường bé ngày càng mờ.

Độ ẩm

Những thay đổi về độ ẩm là một trong những kẻ thù quan trọng nhất của đồ nội thất. Chứ không riêng gì giường tầng của bé. Tiếp xúc với không khí cực kỳ khô sẽ khiến gỗ mất độ ẩm và co lại. Một vài lỗ hở nhỏ có thể xuất hiện trên một bề mặt gỗ cứng. Hoặc nghiêm trọng hơn, toàn bộ cấu trúc giường tầng có thể trở nên run rẩy do kết quả bị co lại. Và do đó khớp bị lỏng.

Tuy nhiên, khi độ ẩm tương đối tăng lên. Gỗ hấp thụ đủ độ ẩm để mở rộng một chút thì sẽ trở lại ban đầu. Mặt khác, nếu độ ẩm tương đối trong nhà của bạn quá cao. Giường ngủ 2 tầng của bé sẽ hấp thụ hơi ẩm dư thừa từ không khí và mở rộng. Có thể gây ra một loạt vấn đề như ngăn kéo bị kẹt. Thậm chí là phát ra tiếng kêu.

Cách tốt nhất là giữ độ ẩm tương đối trong nhà của bạn trong giới hạn hợp lý. Các chuyên gia khuyên bạn nên giữ nhiệt độ nhà ở mức 21 đến 22 độ C. Trong khi độ ẩm tương đối nên từ 50% đến 55%. Tuy nhiên, các mức cụ thể không quan trọng bằng việc tránh các thay đổi ở nhiệt độ và lượng hơi ẩm trong không khí.

Bạn có thể thêm độ ẩm bằng cách dùng điều hòa không khí trong phòng bé. Hoặc dùng máy phun sương, quạt máy hơi nước. Để giúp ổn định độ ẩm và sử dụng máy hút ẩm nếu trời ẩm ướt, mưa. Tránh đặt giường tầng của bé gần nguồn gốc nhiệt. Ví dụ như bộ tản nhiệt, lò sưởi,…

Ánh sáng

Tia cực tím của mặt trời có thể làm hỏng lớp gỗ bề mặt và lớp gỗ bên trong. Nếu giường ngủ 2 tầng của bé tiếp xúc kéo dài với ánh sáng mặt trời. Có thể làm cho gỗ bị nứt. Dĩ nhiên, giải pháp đơn giản nhất là giữ cho giường tầng tránh ánh nắng trực tiếp.

Trong thời gian đồ đạc được phơi sáng vào ban ngày. Bạn có thể dùng rèm che ngăn tia UV trong phòng bé. Hoặc tránh đặt giường tầng cho bé nằm ngay cửa sổ hay cửa ra vào. Những nơi dễ đón ánh sáng mặt trời. Không sơn tường hay trang trí phòng bé với những màu sắc dễ hấp thu ánh sáng. Ví dụ như đen, nâu,…

Những bố mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng phim sàng lọc UV. Hoặc cửa sổ nhuộm màu. Nếu thật sự muốn tránh tác hại của ánh sáng gây ra cho giường tầng và các đồ nội thất khác. Hãy trồng một số bụi cây trước cửa sổ phòng bé. Hoặc đặt vài chậu cây xanh để hấp thu bớt nhiệt độ và tia sáng.

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *