Giường gỗ cho bé muốn sử dụng được lâu và bền đẹp cũng cần những biện pháp bảo quản đúng cách. Mặc dù nhiều tính năng và nhiều lợi ích, nhưng giường gỗ cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ, bụi bặm, ánh sáng,…Nhất là khi trời trở nên hanh khô và nóng. Dưới đây là vài cách bảo quản giường cho bé bằng gỗ bạn nên tham khảo để bảo vệ giường cho bé.
Trong những ngày nắng nóng, hanh khô, oi bức. Con người cũng mệt mỏi, kiệt quệ và uể oải chứ đừng nói chi đến giường gỗ cho bé. Vì chúng cũng sẽ trở nên phai màu sơn, bong tróc, nứt nẻ, tách bề mặt nếu bạn không bảo quản. Cũng như bảo quản không đúng cách. Như thế bạn sẽ phải bỏ tiền mua sắm giường mới cho bé. Gây lãng phí trong trường hợp giường chỉ mới sử dụng 1-2 năm. Vì thế, hãy ghi nhớ các cách bảo quản giường ngủ cho bé sau đây. Để luôn chủ động làm sạch, bảo quản giường trong điều kiện thời tiết nóng và hanh khô nhé.
1.Tránh ánh nắng trực tiếp
Những ngày nắng nóng thường là vào mùa hè hoặc mùa thu. Mùa mà ánh nắng lên cao kèm theo nhiệt độ nóng bức, ánh sáng gay gắt. Nếu bạn mua giường gỗ cho bé mới. Lưu ý đặt tránh xa cửa sổ hay những nơi sẽ chiếu ánh nắng trực tiếp vào giường ngủ của bé. Vì có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong gỗ. Như thế bé không thể nằm ngủ vào ban ngày. Thậm chí ban đêm có thể trằn trọc, nóng bức do hơi nóng trên giường vào ban ngày vẫn chưa hết. Nên dời giường bé đến một chỗ mát mẻ, thư giãn. Dùng rèm cửa tối màu che những cửa sổ, cửa chính.
Sau khi lau chùi giường ngủ cho trẻ em, nhiều phụ huynh có thói quen kéo chúng ra ngoài sân phơi cho nhanh khô. Điều này nên tránh vì cũng như vấn đề ở trên. Sẽ khiến gỗ thay đổi màu sắc. Lớp sơn có thể phai màu, độ ẩm trong gỗ giảm nhiều. Nên dần trở nên khô khốc và gây ra các vết nứt, các khe tách trên bề mặt.
2.Không lau bằng khăn quá ướt
Khi vệ sinh, lau chùi giường gỗ cho bé. Bạn nên tránh dùng khăn quá ẩm ướt để lau chùi. Chúng có thể khiến một số chỗ bị thấm nước gây phồng rộp. Chỉ nên lau nhẹ nhàng bằng khăm ẩm với chất tẩy rửa nhẹ. Sau đó lau khô bằng khăn khô cho an toàn. Bạn có thể mở quạt máy để giường khô tự nhiên nhanh hơn. Lưu ý là luôn đặt giường ở khu vực có bóng mát trong phòng của bé.
3.Tránh xa những khu vực tỏa nhiều nhiệt
Khi mua giường gỗ về đặt trong phòng của bé. Nên tránh xa những khu vực tỏa ra quá nhiều nhiệt. Nhiệt độ cao, thời tiết nóng, hanh khô sẽ khiến gỗ bị co lại. Bạn nên cấp ẩm cho phòng bé với mức 50%. Một số khu vực không nên đặt giường gỗ gần là lò sưởi, cửa sổ, đèn, quạt máy,…Vì vào những ngày nắng nóng, khi sử dụng những thiết bị này cũng sẽ sinh ra nhiệt oi bức.
4.Tận dụng nắng nhẹ, gió nhẹ
Tuy nhiên, vào những ngày nắng nhẹ hoặc gần chiều và tắt nắng. Bạn nên mở cửa sổ để ánh sáng, không khí mát mẻ lùa vào phòng. Đó cũng là cách để giường gỗ cho bé “thở” tốt hơn khi bay hơi hết mùi sơn (nếu là giường mới). Cũng như những mùi ẩm thấp, nấm mốc trên giường bé cũng sẽ bay đi ra ngoài một cách hiệu quả. Nắng nhẹ, gió nhẹ cũng làm không khí trong phòng mát mẻ hơn. Bé sẽ dễ dàng ngủ trưa hơn và về đêm không cảm thấy nóng bức, trằn trọc.
5.Không ngâm, phun rửa đồ gỗ với nước
Với một số giường gỗ có tính năng như thang rời, hộc tủ, kệ,…Bạn tuyệt đối không nên tháo chúng ra để ngâm, phun rửa trong nước. Vì chúng dễ ngấm nước gây cho gỗ những vết phồng rộp xấu xí trên bề mặt. Có thể khiến giường gỗ cho bé có nấm mốc, có vết loang và cấu trúc trở nên dần yếu ớt. Có thể khiến gỗ bị mục. Tốt nhất là dùng khăn khô phủi sạch bụi hay dùng bàn chải chà hết các vết bẩn, ngóc ngách trước khi dùng khăn ẩm lau sạch lại một lần nữa.
6.Chống ẩm mốc cho mặt giường dựa tường
Mặc dù ngày thu hay ngày hè khô hanh, độ ẩm thấp. Nhưng nếu bạn kê giường ngủ của bé dựa tường. Nhất là những chiếc giường có thiết kế độc đáo như giường tầng, giường kèm hộc tủ, giường kèm kệ sách chẳng hạn,…Đó đều là những vị trí vẫn có thể bị ẩm mốc. Bạn cân nhắc nếu có thời gian rảnh rỗi. Khi vệ sinh giường gỗ cho bé nên bỏ một ít vôi bột, than củi vào bên trong đồ gỗ. Mục đích là để chống ẩm cho những vị trí này không bị loang lổ, phồng rộp, hư hại.
7.Sử dụng dầu bảo quản giường gỗ
Có thể sử dụng loại dầu bảo quản cho giường gỗ và các nội thất gỗ khác trong phòng của bé. Để hỗ trợ chống lại nấm mốc, co giãn gỗ khi gặp thời tiết nóng, lạnh. Đây là giải pháp giúp bảo quản đồ dùng bằng gỗ của trẻ em tốt hơn khi thời tiết chuyển mùa. Tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nên mua dầu phù hợp cho từng loại gỗ và không nên lạm dụng chúng quá mức. Có thể dùng sơn, vec-ni chuyên dụng để chống bong tróc, chống nấm mốc cho giường gỗ cho bé. Nếu đồ gỗ bị nứt, có thể dùng sáp ong nhét vào rồi thoa vec-ni cho đều màu. Nên lau chùi giường gỗ của bé thường xuyên để tránh bám bụi.