Nhiều gia đình sử dụng giường tầng vì đây là cách dễ dàng để tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, trung bình 36.000 thương tích liên quan đến giường tầng xảy ra hàng năm. Chấn thương có thể xảy ra khi trẻ em chơi đùa trên giường tầng hoặc khi chúng đang ngủ. Do đó, cha mẹ nên nói chuyện với con cái của họ về cách sử dụng giường tầng trẻ em một cách an toàn.
Giường tầng trẻ em ngày nay trở thành món nội thất phổ biến cho các gia đình đông người. Đặc biệt là những gia đình có 2-3 con nhỏ. Giường tầng cũng khá được ưa chuộng trong các nhà chung cư, nhà căn hộ,…Hay đơn giản chỉ là em bé, hay bố mẹ yêu thích kiểu dáng của giường tầng trẻ em. Cũng như màu sắc, mẫu mã bắt mắt của chúng. Dù bạn cho bé dùng giường tầng vì mục đích gì đi chăng nữa. Thì cũng cần lưu ý vài mẹo an toàn để tránh chấn thương không mong muốn.
Chấn thương giường tầng
Dưới đây là những vấn đề liên quan đến chấn thương khi cho bé dùng giường tầng trẻ em. Những chấn thương này nhìn chung là do vui chơi và ngủ nghỉ của bé. Có chấn thương nhẹ nhưng cũng có chấn thương nghiêm trọng. Do đó, trước khi cho bé dùng giường tầng. Bố mẹ cần phổ biến cho bé vấn đề này để bé hiểu và thực hành an toàn. Vì hiện nay giường tầng cho bé có rất nhiều thiết kế độc đáo. Đặc biệt là những giường tầng đa chức năng thường có cấu trúc độc đáo.
- Hầu hết các chấn thương liên quan đến giường tầng xảy ra do ngã khi ngủ hoặc chơi. Vì nhiều bé ngủ hay lăn, nhất là bé ở giường tầng trên. Mà giường lại không có lan can chắn giường hoặc lan can quá thấp. Không cản được bé lăn và té xuống giường. Về vui chơi, nhiều bé thích nhún nhảy trên giường tầng. Leo trèo hay đùa giỡn.
- Chấn thương từ giường tầng thường nặng hơn chấn thương từ giường tiêu chuẩn. Vì giường tầng thường khá cao do có cấu trúc xếp chồng. Thế nên nếu phòng ốc rộng thì nên mua giường đơn thay vì giường tầng. Còn nếu mua giường tầng thì nên mua giường tầng trẻ em tầm thấp. Không có chân giường càng tốt.
- Vết cắt, các vết bầm, vết bầm tím và xương bị gãy là các chấn thương phổ biến nhất liên quan đến việc sử dụng giường tầng.
- Đầu và cổ là hai bộ phận trên cơ thể dễ bị chấn thương nhất. Cho nên nếu tình trạng chấn thương nghiêm trọng thì sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của bé.
Những ai có nguy cơ dính chấn thương?
- Một nửa số thương tích liên quan đến giường tầng xảy ra với trẻ em dưới 6 tuổi. Vì bé quá nhỏ nhưng lại có tính tò mò. Chúng không biết tự cẩn thận và tự lường trước rủi ro. Thế nên không mua giường tầng khi bé chưa qua 6 tuổi. Cũng như là không để bé dưới 6 tuổi ngồi trên giường tầng hay ở 1 mình với giường tầng.
- Thanh thiếu niên cũng bị gấp đôi số lượng thương tích như các em bé nhỏ. Điều này có thể là do nhiều người trong nhóm này sử dụng giường tầng ở trường đại học hoặc trong quân đội.
- Các em bé trai bị chấn thương do giường tầng trẻ em nhiều hơn các bé gái. Vì các bé trai thường hiếu động, nghịch ngợm và hay leo trèo.
Mẹo an toàn giường tầng
- Sử dụng tay vịn (tấm chắn hoặc lan can) trên cả hai mặt của giường tầng trên cùng. Khoảng trống trong các lan can phải nhỏ hơn hoặc bằng 9 cm.
- Tấm chắn hay lan can ít nhất phải cao 12,5 cm tính từ đầu nệm để bé không bị lăn xuống đất
- Không nên cho bé sử dụng nệm lò xo hay nệm đàn hồi. Kích thước nệm tuyệt đối phải phù hợp và vừa khít với giường tầng.
- Không cho trẻ em dưới 6 tuổi nằm giường tầng. Đặc biệt là giường tầng trên cùng vì bé quá nhỏ để có thể leo lên, leo xuống hay vui chơi, nằm ngủ an toàn.
- Bố mẹ tuyệt đối không để các bé chơi đùa, giỡn trên giường tầng trẻ em. Đặc biệt là nhắc nhở các bé không chơi ở khu vực cầu thang. Nhất là cầu thang leo vì rất dễ té ngã.
Những chú ý quan trọng khác
- Nên loại bỏ các vật nguy hiểm ra khỏi giường. Không treo, không máng đồ vật như quần áo, dây nịt hay bất cứ thứ gì lên giường tầng.
- Chú ý độ cao của giường tầng. Cần phù hợp với độ cao trần nhà. Bé nằm giường tầng trên khi thức dậy đầu sẽ không đụng trần. Cũng như không đặt giường tầng dưới quạt trần, đèn điện vì các bé có thể đứng lên và với chúng rất nguy hiểm.
- Nên lắp đèn ban đêm, gần cầu thang trong phòng ngủ của bé. Để ban đêm nếu bé có thức giấc muốn đi vệ sinh, đi uống nước cũng thấy rõ đường đi, tránh té ngã.
- Nếu giường tầng trẻ em bị hư hỏng bộ phận nào đó, nhất là cầu thang. Tuyệt đối sửa chữa chắc chắn mới cho bé sử dụng. Hoặc ngưng cho bé sử dụng cho đến khi mua giường mới.
- Dạy trẻ cách cẩn thận trèo lên bậc thang. Lúc nào đi cầu thang cũng phải vịn tay vịn. Nếu cầu thang có hộc tủ. Phải đóng hộc tủ kỹ càng trước khi cho bé đi cầu thang.
- Không cho phép trẻ em gắn đai, khăn quàng cổ hoặc dây thừng vào giường tầng. Điều này có thể dẫn đến sự bóp cổ bé trong lúc bé vui chơi.